Kinh tế Quần_đảo_Bắc_Mariana

Quần đảo Bắc Mariana hưởng lợi từ các trợ cấp đáng kể và tài trợ phát triển từ Chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Nền kinh tế phụ thuộc nặng về du lịch, đặc biệt là từ Nhật Bản, và lĩnh vực sản xuất hàng dệt may đang suy thoái nhanh. Kỹ nghệ du lịch cũng suy thoái. Từ cuối năm 2006, du lịch giảm 15,23 phần trăm.

Quần đảo Bắc Mariana đã thành công trong việc sử dụng vị trí của nó thành vùng tự do mậu dịch với Hoa Kỳ trong lúc đó lại không bị chi phối bởi luật lao động của Hoa Kỳ. Thí dụ, tiền lương tối thiểu 3,05 USD một giờ tại quần đảo thấp hơn nhiều so với tại Hoa Kỳ và những bảo hộ lao động khác còn yếu kém nên chi phí sản xuất thấp hơn. Điều này cho phép hàng dệt may có nhãn hiệu "Chế tạo tại Hoa Kỳ" mà không tuân theo hết những luật lệ lao động của Hoa Kỳ. Một dự luật được thông qua tại Hạ viện Hoa Kỳ sẽ nới rộng luật lương tối thiểu trung bình của liên bang bao gồm cả Quần đảo Bắc Mariana và nâng mức lương tối thiểu lên 7,00 USD một giờ nếu nó được ký thành luật.

Việc miễn áp dụng luật lao động Hoa Kỳ đối với quần đảo đã đưa đến nhiều tình trạng bóc lột bị phanh khui bao gồm những cáo buộc gần đây về sự hiện hữu của các xưởng làm việc nặng nhọc và môi trường tồi túng, lao động trẻ em, mại dâm trẻ em, và thậm chí cưỡng bức phá thai[7][8].

Một hệ thống di dân riêng lẻ ngoài tầm kiểm soát của chính phủ Hoa Kỳ đưa đến kết quả là một số lượng lớn công nhân di cư từ Trung Hoa đến làm việc trong ngành dệt may của quần đảo. Tuy nhiên, việc bãi bỏ hạn chế hàng nhập cảng từ Trung Hoa vào Hoa Kỳ của Tổ chức Thương mại Thế giới đã đặt thương mại của quần đảo dưới áp lực nặng nề, đưa đến một số xưởng gần đây phải đóng cửa.

Sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là bột sắn hột, , dừa, sa kê, , và dưa hiện hữu nhưng rất có tầm quan trọng kinh tế rất nhỏ.

Sự miễn thi hành các quy định của liên bang

Mặc dù Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana là một phần của Hoa Kỳ. Có một số thành viên Quốc hội Hoa Kỳ thuộc Đảng Cộng hòa đã chống đối mạnh mẽ để giữ Quần đảo Bắc Mariana khỏi các quy định của liên bang, bảo tồn nó theo hình thức chủ nghĩa tư bản nguyên vẹn hơn mà không bị ràng buột bởi những luật lệ quy định lao động. Năm 1998, Dân biểu Cộng hòa Tom Delay gọi Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana là "a perfect Petri dish of capitalism" (một cái đỉa "nuôi tế bào" hoàn hảo của chủ nghĩa tư bản). Và hai năm sau, khi nói chuyện với Thống đốc Quần đảo Bắc Mariana, Delay nổi tiếng qua lời nói:

You are a shining light for what is happening in the Republican Party, and you represent everything that is good about what we’re trying to do in America in leading the world in the free-market system.

(Các bạn là một ánh hào quang cho những gì đang xảy ra trong Đảng Cộng hoà, và các bạn đại diện cho mọi thứ tốt đẹp về những gì chúng ta đang nỗ lực để làm tại Mỹ trong việc dẫn dắt thế giới vào hệ thống thị trường tự do.)

Tuy nhiên, sự thiếu những quy định về lao động không phải là không có vấn đề gây tranh cãi. Chuyện không áp dụng các quy định về lao động của liên bang đã tạo ra nhiều hành vi lao động cực đoan, chưa từng thấy khắp nơi tại Hoa Kỳ. Những hành vi cực đoan này bao gồm: cưỡng bức công nhân phá thai (như đã được phơi bày trong tiết mục 20/20 ngày 18 tháng 3 năm 1998 của đài truyền hình ABC), cầm giữ phụ nữ như nô lệ và ép họ hành nghề mại dâm (như việc Bộ tư Pháp Hoa Kỳ đã truy tố những kẻ buôn người của Quần đảo Bắc Mariana vào năm 1999 đã chứng minh điều này). Từ 2005-2006, vấn đề miễn giảm quy định đối với Quần đảo Bắc Mariana bị phanh khui trong những vụ tai tiếng chính trị ở Hoa Kỳ của Dân biểu Tom DeLayngười vận động hành lang Jack Abramoff.